Hầu hết các bạn khi mua nhà chung cư thường thấy trong hợp đồng mua bán hoặc trong lịch biểu thanh toán có phần thể thiện 2% phí bảo trì chung cư. Vậy phần 2% phí bảo trì này dùng để làm gì và cụ thể ra sao?. Mời bạn xem bài viết chia sẽ thông tin chi tiết từ canhoceladon dưới đây nhé!

Phí bảo trì chung cư là gì?
Điều 108 Luật Nhà ở năm 2014 (Luật Nhà ở) và điểm b khoản 1 Điều 3 Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký giữa chủ đầu tư (CĐT) và người mua căn hộ kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20/02/2014 (Thông tư số 03) sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2005, quy định phí bảo trì nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được xác định thông qua các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất, phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mà người mua hoặc thuê nhà phải nộp là 2% giá trị căn hộ.

Thứ hai, thời điểm người mua hoặc thuê nhà phải đóng phí bảo trì nhà chung cư là khi nhận bàn giao nhà và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua. Ngay tại thời điểm nhận bàn giao nhà, người mua hoặc thuê sẽ phải nộp toàn bộ phí bảo trì nhà chung cư cho CĐT.
Thứ ba, chủ sở hữu có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí bảo trì tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu khi phí bảo trì thực hiện bảo trì không đủ. Bảo trì nhà chung cư bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp phí bảo trì để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Phí bảo trì chung cư được sử dụng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở năm 2014, phí bảo trì nhà chung cư giành cho việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu. Chính vì chung cư có nhiều người sở hữu nên việc bảo trì chung cư giúp cải thiện tình trạng xuống cấp sau một thời gian đi vào hoạt động nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra. Chỉ một sự cố nhỏ nhất xảy ra có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cư dân.
CĐT có trách nhiệm trực tiếp thu phí từ người mua hoặc thuê. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu phí bảo trì nhà chung cư của người mua, thuê căn hộ, CĐT gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm mở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý khoản phí này và đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư biết.
CĐT có trách nhiệm chuyển giao phí bảo trì chung cư sang Ban quản trị (BQT). Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày BQT được thành lập, CĐT và BQT nhà chung cư thống nhất lập hồ sơ quyết toán số liệu phí bảo trì chung cư. Căn cứ vào số liệu hai bên thống nhất, CĐT có trách nhiệm chuyển phí bảo trì chung cư thuộc diện phải chuyển giao theo quy định của pháp luật về nhà ở sang BQT thông qua hình thức chuyển khoản. Phí bảo trì mà CĐT chuyển giao sang BQT gồm cả lãi suất tiền gửi và CĐT phải có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết.
Trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản trị chung cư trong quản lý, sử dụng phí bảo trì
Ngay từ thời điểm thành lập Ban Quản Trị ( BQT) chung cư, Chủ đầu tư ( CĐT) sẽ bàn giao cho BQT khoản phí bảo trì 2%. Mặc dù pháp luật không quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động của Ban kiểm soát chung cư nhưng trên thực tiễn, nhiều chung cư đã tự bầu ra tổ chức này. Ban kiểm soát được bầu ra theo nguyện vọng của cư dân nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, chống lại tình trạng lạm quyền của BQT nhà chung cư. Có thể nói, Ban kiểm soát ra đời từ chính thực tiễn hoạt động kém hiệu quả của BQT và mất lòng tin của cư dân.

CĐT vi phạm trách nhiệm bàn giao phí bảo trì nhà chung cư sẽ bị xử lý theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP thông qua các chế tài sau đây:
– Xử phạt vi phạm hành chính: CĐT sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu do không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm này là CĐT bị buộc bàn giao ngay phí bảo trì chung cư cho BQT.
Ban Quản Trị là gì?
Luật Nhà ở và Thông tư số 02/2016/TT-BXD không quy định BQT chung cư là tổ chức dân chủ cơ sở hay tổ chức chuyên môn, mà xác định thành viên BQT nhà chung cư phải là chủ sở hữu đang sử dụng nhà chung cư, được bầu tại Hội nghị nhà chung cư lần đầu; BQT nhà chung cư được thành lập dựa trên sự thống nhất ý chí của cư dân thông qua số phiếu biểu quyết diễn ra tại hội nghị nhà chung cư lần đầu; BQT nhà chung cư là tổ chức đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng của toàn bộ cư dân, có quyền và nghĩa vụ dựa trên quyết định của hội nghị chung cư. CĐT thực hiện trách nhiệm của BQT nhà chung cư cũng cần lắng nghe nguyện vọng của cư dân để ra quyết định.
Trên đây là nội dung bài viết về phí bảo trì chung cư. Hy vọng tạo được nhiều giá trị hữu ích cho bạn. Canhoceladon.vn chúc bạn thành công!